top of page
Search
  • Writer's picturephuonglinh185219

[Bật mí cho bạn] Cách xử lý nước ô nhiễm bằng “ bèo Tây” cực kì đơn giản!

Hiện nay môi trường nước xung quanh chúng ta đang gặp vấn nạn về ô nhiệm khá nặng nề. Không chỉ ở các đô thị lớn mà ngay tại các vùng nông thôn cũng phải là khu vực được loại trừ. Vậy với diện tích nguồn nước ô nhiêm lớn như vậy nếu chúng ta muốn xử lý triệt để thì có lẽ chi phí sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên hôm nay Toàn Á - JSC đơn vị chuyên cung cấp và xây dựng các dự án xử lý nước ô nhiễm số 1 hiện nay tại việt nam sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo xử lý nước đơn giản để bảo vệ nguồn nước xung quanh mình mà chi phí là “ 0đ “ nhé!





Khái niệm về “ bèo tây”

Bèo tây ( tên tiếng anh - Eichhornia crassipes) còn được dân gian gọi truyền miệng là lục bình, lộc bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước ở khu vực có ao hồ kênh mương.

Bạn có thắc mắc tại sao cũng là giống bèo bình thường khác nhưng lại được gọi là “Tây” thì câu trả lời là đối với các dòng thực vật nói chung hay bèo tây nói chung do nguồn gốc nhập ngoại nên được gọi là bèo “tây”, khác với cây bèo cái hay bèo tấm xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời. Đối với dòng bèo tây này được mang đến Việt Nam từ những năm 1905 và được lan rộng ra nhiều nơi. Hầu hết các tỉnh đồng bằng đều có thể dễ dàng bắt gặp cây bèo tây.





Công dụng của bèo tây.


+ Bèo tây được sử dụng trong y học làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh, làm thuốc, dược học.

+ Làm thức ăn cho gia súc

+ Tác dụng lọc nước, làm sạch nước ao hồ.

+ Xơ bèo được thu hoạch rồi luộc và phơi khô. Bện thành dây quấn quanh thân tre, trúc làm nguyên liệu trong sản xuất hàng mỹ nghệ, bàn ghế chất lượng cao.


Cách xử lý nước thải ô nhiễm bằng bèo tây.


Bèo tây là loại cây sống rất tốt ở những vùng nước không sạch. Hay nói cách khác là nước bị ô nhiễm. Chúng có khả năng hấp thụ các loại kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ rất tốt. Để sử dụng phương pháp này bạn chỉ cần lấy 1 lượng bèo nhất định thả lên trên các khu vực có nguồn nước ô nhiễm. Các hợp chất gây ô nhiễm cho nguồn nước sẽ được các nang rễ cây hấp thụ và tạo ra các phản ứng phân hủy nhằm lắng đọng photpho xuống đáy.

Các chất lắng đọng dưới đáy sau một thời gian sẽ xảy ra phản ứng kị khí. Lúc này bốc mùi hôi và bay lên trên nhưng qua lớp bèo tây nên mùi hôi được giảm đi đáng kể.





đồng thời chất diệp lục trên lá cây cũng góp phần tạo ra oxi giảm khí thải CO2 cho môi trường xung quanh. Bèo tây sinh sản khá nhanh nên chúng ta chỉ cần 1 lượng bèo nhỏ để gây giống không cần quá nhiều.


ưu điểm khi xử lý nguồn nước ô nhiễm bằng bèo tây.





+ Loại bỏ được những chất thải hữu cơ chứa trong nước thải cần được xử lý. Thu hồi lại các chất dinh dưỡng hấp thụ cho cây.


+ Quá trình xử lý nước thải và hiệu quả nhận được không nhanh. Nhưng ổn định về lâu dài đối với các nguồn nước thải có nồng độ COD, BOD thấp và ít độc tố.


+ Chi phí đầu tư cho cây bèo không nhiều.


+ Quá trình xử lý đơn giản và không đòi hỏi nhiều công nghệ phức tạp. Trong quá trình xử lý nước thải, bèo tây tạo ra sự đa dạng sinh học cho nguồn nước. Giúp các loài cá, thực vật thủy sinh khác trong ao, hồ phát triển đa dạng


+ Sử dụng bèo tây xử lý nước thải mà không cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình lọc nước. Vì vậy tiết kiệm chi phí mà có thể ứng dụng được trong những khu vực có điều kiện tài chính thấp.


+ Là tăng cảnh quan xung quanh với nền xanh và hoa tím.

Nhược điểm khi sử dụng phương pháp này

+ Bèo tây có tốc độ phát triển nhanh nên cần có kế hoạch trục vớt thường xuyên. Nếu không vớt thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Hoặc có thể tràn bèo ra bên ngoài khi quá tải.







+ Khi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước giảm thì bèo sẽ già và cần phải vớt bèo ra. Khi bèo tây không thể xử lý được nước quá ô nhiễm, chúng sẽ già cỗi và chết dần, gây ô nhiễm bốc mùi nghiêm trọng.



Những nguồn nước ô nhiễm nào có thể sử dụng được phương pháp này


Bèo tây nên sử dụng cho các kênh mương thóat nước, hoặc các ao hồ. Nước thải sinh hoạt của con người khi được thải ra các cống thoát nước và ao hồ. Tại đây thường có hệ thống rào chắn để lọc ra các chất thải lớn. Sau đó các xe chuyên dụng sẽ mang đi xử lý tập trung tại các khu riêng biệt.


Còn lại lượng nước thải hay nước cặn nhỏ sẽ được thải ra môi trường bằng các công trình xử lý nước thải. Nước thải khi ra ngoài các con sông hay kênh rạch, ao mương mang nhiều nguy cơ gây ô nhiễm.


Trong nguồn nước thải ao hồ có chứa các chất hữu cơ và chất rắn, Photpho, Nito, kim loại, các vi sinh vật có khả năng gây bệnh cao. Lúc này vai trò đặc biệt của bèo tây sẽ là làm giảm đi và tiêu hao đi những chất thải độc hại này.


Không nên sử dụng bèo tây cho các nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng như nguồn nước xả từ các khu công nghiệp nặng hoặc các con sông đã bị ô nhiễm lâu năm mà không được xử lý. Nếu vẫn thả bèo tây, sẽ chỉ làm bèo bị chết và càng gây thêm ô nhiễm.


Trên đây là phương pháp xử lý nước thải bằng bèo tây do Toàn Á cung cấp cho bạn với cách làm rất dễ thực hiện và chi phí không đắt đỏ. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cũng như tốn nhiều thời gian.Trong khi đó lượng nước thải ra môi trường là rất lớn và ngày càng tăng. Do vậy để xử lý hiệu quả hơn chúng ta nên sử dụng bể xử lý nước thải va sự can thiệp của công nghệ.


Gợi ý xem thêm




8 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page